Bệnh Rệp phấn trắng/bọ phấn trên cây Đồng tiền

Bọ phấn trắng ban ngày ẩn nấp dưới mặt lá, hoạt động nhanh và mạnh vào sáng sớm, chiều mát.

Điều kiện thuận lợi để bọ phấn trắng phát sinh phát triển gây hại là thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, ít mưa…

Bọ phấn gây hại nặng vào tháng 3 - 5.

Bọ phấn phát sinh quanh năm trong điều kiện ấm, mỗi năm có từ 10 đến 12 lứa, các lứa gối nhau nên cùng một lúc có thể thấy đủ dạng, con trưởng thành rất thích nghi ở lá non phía trên để hoạt động, lấy thức ăn và đẻ trứng ở đó; khi nhiệt độ cao, ánh sáng đủ thì thấy chúng bay giữa các cây.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Đồng tiền, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Quýt, Bưởi, Dưa lưới, Bí ngô, Đậu bắp

Triệu chứng

Bọ phấn hút nhựa làm cho cây có thể bị héo, ngả vàng và chết. Bọ phấn tiết ra dịch ngọt là môi trường cho nấm muội đen phát triển.

Bọ phấn còn là côn trùng môi giới truyền virus gây bệnh xoắn lá.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành dài 1 - 1,2 mm, cánh rộng 2 mm, màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, lưng có phấn sáp trắng, bụng màu đỏ, râu ngắn, cánh màng. Cánh trước và cánh sau có 1 đường gân.

Trứng hình bầu dục, mới đẻ màu trắng vàng, sau chuyển thành màu đen.

Sâu non hình dẹt hoặc hình trứng màu xanh vàng, dài 0,5 mm.

Nhộng hình bầu dục dài, màu vàng nhạt, hơi trong, toàn bộ lưng phủ 1 lớp sợi sáp màu trắng sữa trắng.

Ấu trùng cuối tuổi 1 ở mặt dưới lá, tại đó lột xác và sống cố định cho đến lúc trưởng thành.

Vòng đời: Trung bình 22 - 27 ngày, gồm 3 giai đoạn: thành trùng, trứng và ấu trùng, trong đó, ấu trùng có 4 tuổi và ấu trùng tuổi 4 được gọi là nhộng giả.

Trưởng thành rất thích màu vàng. Sâu non sau khi vũ hóa chích hút mặt lưng lá tạo vết đen, nếu gây hại nặng lá chuyển sang màu vàng.