Bệnh Bọ dưa/bọ bầu vàng trên cây Dưa chuột

Bọ dưa gây hại nhiều vào mùa khô.

Bọ trưởng thành hoạt động phá hại vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày trời nắng ẩn dưới tán lá hoặc trong đất.

Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây dưa còn nhỏ có 4 - 5 lá (dưới 20 ngày tuổi).

Khi cây dưa lớn, lá có nhiều lông, bọ dưa không phá hoại nữa.

Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém và héo chết.

Thường xuất hiện trên

Cà tím, Dưa chuột, Dưa hấu, Khổ qua (Mướp đắng), Dưa lưới, Bí ngô

Triệu chứng

Trưởng thành và bọ dưa non đều gặm phần thịt lá để lại lớp màng mỏng.

Mật độ cao, loài sâu này có thể ăn trụi cả lá chỉ để lại phần gân chính hay cuống lá.

Cây còn nhỏ nếu bị bọ dưa gây hại nặng thì rất khó phục hồi sinh trưởng hoặc sẽ chậm phát triển, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả của cây.

Giai đoạn cây có quả non, bọ dưa còn gặm phá cả vỏ quả làm quả dễ bị nhiễm nấm bệnh và thối.

Nhận biết sâu hại

Bọ dưa trưởng thành có cánh cứng màu vàng cam.

Sâu non dạng con sùng, màu trắng ngà, đầu màu nâu, chân ngực phát triển.

Nhộng nằm trong đất có màu nâu nhạt, bên ngoài có lớp kén tơ bao phủ.

Vòng đời trung bình 80 - 130 ngày. Trứng: 8 - 15 ngày. Ấu trùng: 18 - 35 ngày. Nhộng: 5 - 14 ngày. Thành trùng: 60 - 80 ngày.