Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Bơ

Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô hanh khi cây bị thiếu nước do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả.

Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển mạnh.

Trong điều kiện có nhiều cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để kiến trú ngụ mang rệp lây lan.

Rệp sáp ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha đi (kiến hôi, kiến cao cẳng…).

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Rệp cái đẻ trứng ở các kẽ lá non, nách cành non. Đây là bộ phận non, mềm và giàu chất dinh dưỡng nên rệp dễ dàng phát triển. Rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, chùm hoa và quả non. Phá hại các cuống của hoa và quả, khiến hoa và quả non rụng.

Mùa khô, rệp bò xuống sống ở gốc cây. Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm thức ăn cho loài nấm Bornetina corium phát triển, sợi nấm đan thành tổ bao che rệp.

Rệp chích hút rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần.

Rệp sáp cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến.

Nhận biết sâu hại

Rệp sáp có hình oval (hình bầu dục), thuôn dài. Con cái trưởng thành dài khoảng 2,5 - 4 mm, chiều ngang khoảng 0,7 - 3 mm. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng.

Rệp sáp sinh sản rất nhanh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính. Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng.