Bệnh Rệp sáp-rệp bông trên cây Sen đá

Thời điểm giao mùa, nóng ẩm, ít ánh sáng, đặc biệt mùa mưa là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Bông vải, Đậu tương, Lúa, Cao lương, Chuối, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Cam, Thanh long, Sắn, Bơ, Bơ, Hồ tiêu, Sầu riêng, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Nhãn, Hoa hồng, Chôm chôm, Sen đá, Điều, Mít, Vú sữa, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Mắc ca, Hoa mai, Hoa hướng dương, Vải

Triệu chứng

Xuất hiện kiến trên cây sen đá vì rệp sáp tiết ra chất thải có vị ngọt để dụ kiến đến ăn và bảo vệ mình.

Sen đá bị héo ở cuống và rụng nhiều, lá phía trên ngọn không phát triển nữa hoặc bị dị dạng.

Trên lá sen đá xuất hiện đốm trắng li ti, nhìn vào thì thấy như có con gì nhúc nhích nghĩa là cây của bạn đã mắc bệnh rệp sáp. Còn nếu khi bạn nhìn thấy một bầy trắng trắng bu quanh sen đá có nghĩa cây đã bị rệp quá nặng.

Nhận biết sâu hại

Rệp sáp có hình bầu dục, thuôn dài. Mình có nhiều sợi sáp màu trắng. Nếu gạt lớp bột sáp ra cơ thể có màu vàng nhạt.

Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng bao phủ.

Rệp non lúc mới nở có màu xám, nhỏ bằng con mạt, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn.

Sau nở khoảng 7 - 10 ngày gần đuôi hình thành hai tua áp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trên cơ thể bắt đầu có áp trắng bao phủ.