Bệnh Rệp vừng-rệp muội trên cây Đậu cove

Thời gian gây hại thường từ tháng 3 sau chuyển sang phá rau vụ hè rồi đậu, lạc thu.

Nhiệt độ thích hợp cho rệp phát sinh là 10 - 24°C. Lượng mưa và thời gian mưa kéo dài 7 - 8 ngày làm số lượng rệp giảm xuống nhanh chóng.

Ngoài gây hại trực tiếp cho cây trồng, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho rau.

Thời tiết nóng khô thuận lợi cho rệp phát triển.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Lúa mì, Đậu tương, Hành tây, Lúa, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Ớt, Chanh dây, Hoa hồng, Lily, Đồng tiền, Mít, Điều, Dưa lưới, Dưa hấu, Hoa đào, Hoa cúc, Sen ao, hồ, Sen chậu, Bí ngô, Măng tây, Đậu bắp, Mận

Triệu chứng

Rầy mềm không cánh, thường thấy bu thành đám quanh lá, chồi non và quả non để chích hút làm cho lá, chồi non bị quăn, bông bị rụng và trái bị lép, rụng.

Chúng hút nhựa và thải phân lỏng còn chứa rất nhiều đường nên thường quyến rủ kiến đến ăn và bảo vệ chúng khỏi bị thiên địch tấn công.

Điều nguy hiểm là chúng có thể truyền bệnh Khảm Vàng làm cho lá đậu co rúm và cây không ra quả.

Nhận biết sâu hại

Aphis craccivora Koch: Rệp đậu còn non có màu tím, khi trưởng thành có màu đen bóng, cũng không có cánh và đẻ thẳng ra con nên mật độ có thể gia tăng rất nhanh, gây hại mau chóng.

Chỉ khi nào hết thức ăn, mật độ quá đông hoặc bị thiên địch tấn công nặng... chúng mới phát sinh dạng trưởng thành có cánh để di chuyển đi tìm nguồn thức ăn mới.

Aphis glycines Matsumura: Cơ thể màu xanh lục vàng, ngực và đầu có màu đen hay xanh lục đậm, bụng màu nhạt, dài từ 1,7 - 2 mm, rộng từ 0,7 - 0,9 mm.

Râu màu trắng bẩn nhưng các đốt roi râu màu nâu đen, ngắn hơn cơ thể.

Dạng không cánh có cơ thể màu vàng xanh đến vàng tươi, 2 mắt đen, râu ngắn hơn 1/2 thân mình và có màu trắng giống như chân, dài từ 1,5 - 2 mm, rộng từ 0,7 - 1,2 mm.