Bệnh Ruồi đục lá trên cây Xà lách

Sâu vẽ bùa phá hại trên nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên vườn.

Mức độ gây hại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và thức ăn của sâu. Nhiệt độ thích hợp cho sâu vẽ bùa phát sinh gây hại là 23 - 29°C, ẩm độ 85 - 90%.

Thường xuất hiện trên

Táo, Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Đậu bắp, Lạc, Xoài, Đu đủ, Cà phê, Dưa hấu, Khổ qua (Mướp đắng), Xà lách, Cải xanh, Lan Hồ Điệp

Triệu chứng

Thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch nhiều lỗ, các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo bìa lá, trứng nở ra dòi đục giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của ấu trùng, làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá.

Sâu thường gây thành dịch hại vào đầu mùa khô, từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, dài 2 - 3 mm, màu đen, đẻ trứng vào dưới biểu bì của lá và chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá. Giai đoạn này kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Trứng có hình ô van dài, rất nhỏ, có màu trắng trong sau chuyển màu vàng nhạt. Giai đoạn này kéo dài từ 2 - 3 ngày.

Sâu non là dạng giòi, không chân, màu trắng trong. Chúng đục thành đường ngoằn ngoèo trên lá, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Giai đoạn này kéo dài từ 8 - 10 ngày.

Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất. Khi trưởng thành dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây (dính trên lá chỗ cuối đường đục) hoặc buông mình xuống đất làm nhộng. Giai đoạn này kéo dài 7 - 10 ngày.

Vòng đời của ruồi kéo dài khoảng 25 - 30 ngày.