Bệnh Nhện đỏ trên cây Rau mùi ta

Nhện đỏ phát sinh quanh năm. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 25°C. Nhiệt độ trên 35 - 40°C nhện chết hàng loạt.

Mưa nặng hạt kèm theo gió to có thể rửa trôi nhện hại.

Nhện đỏ thích mùa nóng, khô hạn. Chúng lan truyền nhờ gió và những sợi tơ, mạng của chúng. Do có vòng đời ngắn nên thường mật độ tăng lên rất nhanh và gây hại nghiêm trọng.

Thường xuất hiện trên

Cam, Thanh long, Sắn, Sầu riêng, Ớt, Lan Hồ Điệp, Lan Kiếm, Rau mùi ta, Hoa hồng, Chôm chôm, Quýt, Bưởi, Hoa trà, Đỗ quyên, Cà chua, Hoa mai, Lan đai châu, Hoa giấy

Triệu chứng

Nhện sinh sống và gây hại ở mặt dưới lá, cả ấu trùng và thành trùng (nhện trưởng thành và nhện non).

Nhện đỏ đều ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lỗ (những chấm trắng vàng rất rễ nhận ra trên mặt lá), còn ở mặt dưới lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, nhìn kỹ thấy trên đó có lớp tơ rất mỏng.

Khi nhện hại nặng lá cây bị phồng rộp sau đó cằn lại, vàng, thô cứng và sau cùng lá sẽ bị khô đi. Khi mật số cao, cả cành non cũng bị nhện đỏ tấn công, cành cũng trở nên khô và chết.

Nhện đỏ gây hại làm cho quả bị vàng, sạm và nứt khi quả lớn. Hoa bị hại có thể bị thui, rụng. Nhện còn có thể truyền bệnh virus cho cây.

Nhận biết sâu hại

Trứng rất nhỏ, hình cầu hoặc hình củ hành, bóng láng và được đẻ sát gân lá ở cả hai mặt lá. Khoảng 4 - 5 ngày sau trứng nở.

Ấu trùng nhện đỏ rất giống thành trùng nhưng chỉ có 3 đôi chân. Giai đoạn ấu trùng phát triển từ 5 - 10 ngày.

Thành trùng hình bầu dục, thân rất nhỏ khoảng 0,4 mm, thành trùng đực có kích thước nhỏ, khoảng 0,3 mm. Toàn thân phủ lông lưa thưa và thường có màu xanh, trắng hay đỏ với đốm đen ở 2 bên thân mình.

Nhện có 8 chân, thành trùng cái màu vàng nhạt hay hơi ngả sang màu xanh lá cây.

Nhện đỏ hoàn tất một thế hệ từ 20 - 40 ngày.