Bệnh Rệp phấn trắng/bọ phấn trên cây Cát tường

Đa số rệp phấn trắng Bemisia tabaci gây hại.

Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho bọ phấn trắng phát sinh phát triển.

Rệp tiết dịch bài tiết tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển làm giảm quang hợp. Mật số bọ cao, lá bị khô héo, chết cây.

Rệp phấn trắng còn là môi giới truyền virus gây bệnh khảm xoăn lá.

Thường xuất hiện trên

Nho, Đậu cove, Ớt, Cà tím, Dưa chuột, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu triều (Đậu săng), Đậu gà, Bông vải, Đậu tương, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Chuối, Đậu bắp, Cam, Lạc, Xoài, Đu đủ, Sắn, Mía, Mía, Cà phê, Dưa hấu, Lựu, Nghệ, Gừng, Khổ qua (Mướp đắng), Cây thuốc lá, Đồng tiền, Lan Hồ Điệp, Cát tường, Lan Kiếm, Quýt, Bưởi, Dưa lưới, Bí ngô, Đậu bắp

Triệu chứng

Rệp phấn trắng thường gây hại ở tầng lá thấp làm cho bộ lá bị vàng.

Rệp trưởng thành và rệp non chích hút nhựa cây, chủ yếu là ở ngọn và các lá non, làm lá có các đốm hoặc vệt màu vàng.

Mật độ rệp cao có thể làm vàng cả lá, chỉ gân lá còn xanh.

Nhận biết sâu hại

Trưởng thành: Con đực dài 0,75 - 1 mm, sải cánh dài 1,1 - 1,5 mm. Con cái dài 1,1 - 1,4 mm, sải cánh dài 1,75 - 2 mm. Hai đôi cánh trước và sau dài gần tương đương nhau, toàn thân phủ một lớp phấn trắng, dưới lớp phấn trắng thân màu vàng nhạt.

Trứng: Hình bầu dục có cuống, dài 0,18 - 0,2 mm (trừ phần cuống). Vỏ mỏng, mới đẻ trong suốt, sau 24 giờ chuyển sang màu vàng sáp trong, sau 48 giờ chuyển thành màu nâu xám. Trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng trên lá.

Sâu non: Màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá, tuổi 2 không còn chân và ở cố định một chỗ mặt dưới lá.

Nhộng giả: Màu sáng, hình bầu dục.