Bệnh Sâu xám trên cây Su hào

Sâu xám phá hại trên nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng.

Sâu thường xuất hiện vào giai đoạn cây con và gây hại trầm trọng nhất ở những vùng đất nhẹ, đất cát nơi sâu non có thể vùi mình dễ dàng.

Thường xuất hiện trên

Đậu cove, Ớt, Cà chua, Cải bắp, Khoai tây, Đậu, Đậu gà, Bông vải, Hành tây, Kê, Cao lương, Ngô, Lạc, Cây thuốc lá, Rau mùi ta, Mồng tơi, Cải xanh, Bắp cải, Cà rốt, Dưa chuột, Su hào, Măng tây, Lay ơn, Đậu tương, Súp lơ

Triệu chứng

Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt.

Đẻ trứng rời rạc thành từng quả trên mặt đất, một bướm cái có thể đẻ khoảng 800 - 1000 trứng.

Tuổi 2, ban ngày sâu ẩn nấp dưới mặt đất ngay dưới gốc cây, hoặc mặt dưới của lá, ban đêm chui lên ăn lá non hoặc gặm xung quanh thân cây non.

Từ tuổi 3 - 4 trở đi sâu phá mạnh, cắn đứt ngang thân cây (làm cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt) kéo xuống đất.

Mỗi đêm, một con sâu có thể cắn đứt 3 - 4 cây non. Ruộng su hào bị sâu xám gây hại trông mất khoảng lỗ chỗ, mật độ cây giảm, thiệt hại về năng suất.

Nhận biết sâu hại

Vòng đời trung bình 50 - 60 ngày, trong đó: trứng 4 - 11 ngày, sâu non 22 - 34 ngày, nhộng 9 - 13 ngày; bướm đẻ trứng sau 2 - 4 ngày.

Trưởng thành: Là loài bướm có thân dài 20 - 25 mm.

Cánh trước có màu xám đen, gần phía góc mép ngoài có 3 vệt đen nhỏ hình tam giác. Cánh sau màu trắng, mép ngoài màu nâu xám nhạt. Cơ thể có nhiều lông màu xám.

Trứng: Hình cầu hơi dẹt, có sọc nổi, đường kính khoảng 0,5 mm; lúc đầu có màu nhạt (trắng sữa) sau chuyển sang hồng nhạt, màu đen đến nâu (hoặc tím sẫm).

Sâu non: Màu đen nâu, có đường xẻ màu nâu nhạt ở giữa và hai sọc hai bên. Đầu rất đen, có hai điểm trắng.

Nhộng: Màu nâu cánh gián, cuối bụng có một đôi gai ngắn.