Bệnh Bọ xít trên cây Sen chậu

Bọ xít trưởng thành qua đông trong tán cây, bụi rậm. Tháng 2 - 3 bọ xít đẻ trứng trên đọt non, chùm hoa (trứng dạng hình cốc, xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 7 - 8 quả).

Bọ xít non sau khi nở sống tập trung thành tập đoàn ít di chuyển. Tuổi lớn mới phân tán dần ra.

Trong năm bọ xít gây hại nặng từ tháng 3 - 7. Mật độ cao nhất vào giai đoạn quả hình thành đến khi chín.

Thường xuất hiện trên

Chanh dây, Sen ao, hồ, Sen chậu

Nhận biết sâu hại

Bọ xít có ba thời kỳ phát dục bao gồm trứng, bọ xít non, trưởng thành.

Trứng: Trứng bọ xít có hình cốc, kích thước gần bằng bằng hạt đỗ đen. Màu sắc thay đổi từ vàng sáng sang vàng xanh, nâu tím, và màu đen khi sắp nở

Bọ xít non: Năm thứ nhất: Lúc mới nở dài 6,3 mm, rộng 4,5 mm màu đỏ tươi sau vài giờ chuyển sang màu xám. 

Năm thứ hai: Màu đỏ nâu, đường viền cơ thể màu đen.

Năm thứ ba: Đôi mầm cánh hiện rõ lớp bột sáp bao phủ cơ thể dầy hơn, cơ thể màu xám mốc.

Năm thứ tư: Cơ thể chuyển sang màu vàng nâu, nâu. Con đực thường có kích cỡ 24,5 x 14,3 mm, con cái 28,6 x 16,4 mm

Trưởng thành: Cơ thể bọ xít có màu vàng nâu hoặc màu nâu. Mảnh lưng cứng màu nâu đến nâu đậm. Mút cánh có màu nâu đen. Mặt bụng có lớp phấn trắng (giống như vôi) bao trùm. Bọ xít trưởng thành qua đông lớp phần này bị mất dần hoặc hoàn toàn không còn, trơ ra phần da cứng màu vàng sáng.